Báo Tuổi trẻ online: Giáo dục số, 80 – 95% học viên bỏ học
Xã hội phát triển đi cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ đang làm thay đổi thế giới với một tốc độ chưa từng có trước đây, trong đó khu vực giáo dục đại học (GDĐH) đang trải nghiệm những thay đổi và cải cách mạnh mẽ: một trong những thay đổi đó là giáo dục trực tuyển mở đại trà (MOOCs). Hình thức giáo dục mới ra đời sẽ đi cùng với những cơ hội và thách thức để hướng đến mục tiêu phát triển và đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội.
Từ trái sang: TS. Giáp Văn Dương Giám đốc Giapschol. TS. Phạm Thị Ly, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH. GS. Nguyễn Lộc, Phó HT Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Tham dự hội thảo nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục ĐH và lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các chương trình giáo dục số, giáo dục online đã cùng bàn luận và đưa ra nhiều thông tin cũng như chỉ ra các cơ hội và thách thức sẽ gặp phải của hình thức giáo dục MOOCs so với giáo dục truyền thống. MOOCs được xem là xu hướng của thế giới hiện tại, giúp giảm tải cho giáo dục truyền thống, thúc đẩy khả năng tự học, nâng cao vai trò của người học, đảo ngược phương pháp dạy và học: học ở nhà, đến lớp làm bài tập…Tuy nhiên còn tồn tại nhiều thách thức như đầu tư ban đầu lớn, không có cảm xúc dạy và học, tỷ lệ bỏ học cao, cách thi cử, đánh giá chưa thống nhất…
MOOCs là một hiện tượng rất mới được khai sinh từ năm 2011, tuy nhiên hiện nay trên thế giới đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi tại nhiều nước như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam… Tại Mỹ, MOOCs trở nên bùng nổ từ năm 2012 và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của giáo dục nước này. Tại Malaysia, chính phủ đã quyết tâm đầu tư hơn 300 triệu đô la để phát triển chương trình này và mong muốn trong một vài năm tới 30% các môn học trong GDHĐ sẽ được giảng dạy theo phương pháp MOOCs. Tại Việt Nam, GiapSchool là trường tiên phong trong lĩnh vực này, tuy nhiên nhiều trường ĐH, CĐ cũng đang dần bắt nhịp và triển khai hình thức MOOCs.
Chụp ảnh lưu niệm cùngTS. Vladimir Briller
Bộ Phận Truyền thông trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Bá Anh
(Ảnh) Duyanh