Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp hạt lượng tử graphene ứng dụng tăng cường tính xúc tác quang hóa phân hủy dư lượng kháng sinh trong môi trường nước
Cơ quan quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ – Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc Gia (NAFOSTED)
Thời gian thực hiện: 09/2019-09/2022.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đoàn Văn Thuần
Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
–
Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu của đề tài tập trung vào nghiên cứu chế tạo vật liệu hạt lượng tử graphene hấp phụ và xúc tác quang hóa thế hệ mới ứng dụng xử lý các chất kháng sinh như là sulfonamides, chloramphenicol, ciprofloxacin, ibuprofen, và diclofenac sodium trong môi trường nước.
Nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu tổng hợp, kiểm soát kích thước và độ đồng đều của hạt lượng tử GQDs với tính hấp phụ và tạo thể xúc tác tăng cường quang tính loại bỏ kháng sinh trong môi trường nước
– Nghiên cứu tổng hợp các loại pha tạp (N, S, NS) trên nền hạt lượng tử graphene (GQDs)
– Nghiên cứu loại bỏ dư lượng chất kháng sinh trong môi trường nước sử dụng các loại vật liệu hấp phụ C3N4, BiOI/MnNb2O6, BiVO4/C3N4.
– Nghiên cứu loại bỏ dư lượng chất kháng sinh trong môi trường nước sử dụng các loại vật liệu hấp phụ thế hệ mới C3N4/GQDs, BiOI/MnNb2O6/GQDs, BiVO4/ C3N4/GQDs dưới sự chiếu xạ ánh sáng nhìn thấy được.
– Nghiên cứu sự phân hủy của dư lượng kháng sinh từ môi trường nước bằng cách sử dụng chất xúc tác như là C3N4/N-S-GQDs, BiOI/MnNb2O6/N-S-GQDs, BiVO4/C3N4/N-S-GQDs dưới sự chiếu xạ ánh sáng nhìn thấy được
– • Phân tích mẫu bằng các phương pháp phân tích BET, XRD, Raman, FE-SEM, TEM.
- Nghiên cứu sự phân hủy của một số loại kháng sinh như tetracycline (TC), oxytertveryline (OTC), ciprofloxacin (CIP) và ofloxacin (OFX)
Sản phẩm đề tài (dự kiến)
– Bài báo khoa học chuyên ngành: 02 bài báo Tạp chí quốc tế có uy tín; 01 bài báo Tạp chí quốc tế khác; 01 bài báo Tạp chí quốc gia có uy tín; 02 Hội nghị khoa học quốc tế, quốc gia
– Đào tạo: 01 Thạc sỹ