Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp, chế tạo vật liệu và thiết bị mới để phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong bảo quản rau quả sau thu hoạch
Cơ quan quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ – Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc Gia (NAFOSTED)
Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2020 đến hết tháng 03/2023
Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Việt Cường
Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Nông Sản Trình Nhi
Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu tổng quát (chính) của đề tài này là nghiên cứu và chế tạo ra vật liệu, thiết bị có chức năng trì hoãn quá trình chín, duy trì hương vị của trái cây và rau quả sau thu hoạch thông qua sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ như khí ethylene, acetaldehyd (AA) và ethanol (EtOH) bằng phương pháp oxi-hoá vật liệu quang xúc tác.
Nội dung nghiên cứu
– Chế tạo hệ đo đạc, phân tích phản ứng oxy hóa phân hủy các hợp chất hữu cơ sử dụng vật liệu quang xúc tác (PCO-VOCs).
– Nghiên cứu và chế tạo vật liệu quang xúc tác
Vật liệu quang xúc tác chế tạo phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Qui trình chế tạo giản đơn (giá thành rẻ).
- Có hiệu suất tốc độ phản ứng PCO-VOCs cao.
- Có thể được kích thích với nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau ® đa dạng hóa chức năng, bổ sung thêm các tính năng khác của vật liệu (nếu có), và đa dạng hóa điều kiện hoạt động của vật liệu.
– Chế tạo thiết bị ứng dụng có khả năng làm trì hoãn quá trình chín (DRD) của các sản phẩm F&V. Trong phần nội dung nghiên cứu này sẽ có hai công việc chính được thực hiện.
Thiết bị DRD được chế tạo sẽ bao gồm các thành phần cơ bản
- Vật liệu quang xúc tác
- Đèn UV-LEDs (nguồn sáng kích thích)
- Hệ thống hút khí bằng quạt
- Mạch điện điều khiển
- Hộp đựng thiết bị
– Kiểm tra khả năng ứng dụng thực tế của thiết bị DRD
Thiết bị DRD sau khi được nghiên cứu và chế tạo trong qui mô phòng thí nghiệm sẽ được phối hợp với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Nông Sản Trình Nhi để kiểm tra và hoàn thiện với qui mô thực tế nhằm mục đích thương mại hoá sản phẩm.
– Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo tổng kết và tổ chức nghiệm thu. Triển khai tổng hợp số liệu thực nghiệm dựa trên sự thống nhất của các thành viên của tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp, viết báo cáo và tổ chức nghiệm thu kết quả của đề tài nghiên cứu.
Sản phẩm đề tài (dự kiến)
– Bài báo khoa học chuyên ngành: 01 bài báo Tạp chí ISI có uy tín; 01 bài báo Tạp chí quốc tế có uy tín; 01 bằng độc quyền sáng chế (Nộp hồ sơ hợp lệ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).