Chủ nhiệm đề tài | TS. Trần Hoàng Dũng |
Cấp | Nhà nước |
Cơ quan chủ quản | Bộ Khoa học Công nghệ |
Lĩnh vực | Công nghệ Sinh học |
Thời gian thực hiện | 6/2012 – 12/2014 |
Mục tiêu đề tài
Tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất Polymer sinh học bằng công nghệ sinh học tiên tiến hiện nay trên thế giới. Từ đó sản xuất được polymer sinh học, cụ thể là PHB (polyhydroxylbutyrate) từ chủng vi khuẩn E.coli tái tổ hợp chứa opern phbCAB. Sản phẩm sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong kỹ nghệ mô và y dược.
Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu tạo dòng vi khuẩn E.colo tái tổ hợp chứa operon phbCAB biểu hiện ketothiolase, reductase và synthase tham gia vào quá trình tổng hợp PHB.
- Nghiên cứu điều kiện lí hóa thích hợp để chủng E.coli tái tổ hợp lên tạo PHB tối ưu từ cơ chất mật rỉ đường qui mô 150 ml và 20 lít.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nuôi cấy tế bào sừng tự thân trên nền màng polymer sinh học PHB.
- Nghiên cứu bước đầu thử nghiệm khả năng hỗ trợ trị phỏng trên mô hình chuột nhắt trắng của tấm màng tế bào sừng trên nền polymer sinh học PHB.
- Hội nghị, hội thảo
Kết quả sản phẩm
Dạng I:
1. Chủng vi khuẩn E.colo tái tổ hợp thích nghi chứa các gen mã hóa ketothiolase, reductase và synthase.
2. Màng polymer sinh học đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đối với tế bào nuôi.
Dạng II:
1. Thu thập, phân lập và tuyển chọn các vi sinh vật lên men mật rỉ đường tạo polymer sinh học.
2. Ứng dụng công nghệ gen di truyền để tạo chủng vi khuẩn E.coli tái tổ hợp chứa operon phbCAB.
3. Qui trình nhân nuôi và giữ giống chủng vi khuẩn E.coli tái tổ hợp.
4. Qui trình lên men mật rỉ đường tạo các polymer sinh học PHB bằng chủng vi sinh E.coli tái tổ hợp qui mô 20 lít.
5. Qui trình đổ khuôn, đúc khuôn để sản xuất màng polymer sinh học PHB từ nguyên liệu PHB thu được sau lên men.
6. Sản xuất thử nghiệm màng polymer sinh học.
7. Báo cáo tổng kết.
Dạng III:
1. Bài báo về nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chủng vi khuẩn E.coli tái tổ hợp lên men tinh bột tạo PHB và ứng dụng màng polymer sinh học PHB trong nuôi cấy mô tế bào động vật, trị phỏng.
Đào tạo:
1. Đại học: 10-15 cử nhân công nghệ sinh học.
2. Sau đại học: 4 Thạc sĩ.
3. Tiến sĩ: 1 NCS.